Khi Nào Nên Tiêm Trưởng Thành Phổi: Những Điều Mẹ Cần Biết, Tiêm Trưởng Thành Phổi Có Ảnh Hưởng Thai Nhi

Nhiều mẹ bầu thắc mắc: Có nên tiêm trưởng thành phổi không?
1Tiêm trưởng thành phổi là gì?
Tiêm trưởng thành phổi là phương pháp hỗ trợ giúp phổi thai nhi phát triển nhanh chóng hơn để giảm nguy cơ trẻ sinh non bị suy hô hấp do phổi chưa phát triển chức năng đầy đủ.
Bạn đang xem: Tiêm trưởng thành phổi: những điều mẹ cần biết
Tiêm trưởng thành phổi cũng làm giảm nguy cơ xuất huyết não, nhiễm trùng, chậm phát triển, tử vong ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng.
Các loại thuốc tiêm trưởng thành phổiĐa số các loại thuốc tiêm trợ phổi hiện nay là các thuốc thuộc nhóm corticosteroid. Có hai loại thuốc trợ phổi thường dùng như sau:
Betamethatsone: 2 liều, 12mg/liều, tiêm bắp, mỗi liều cách 24 giờDexamethasone: 4 liều, 6mg/liều, tiêm bắp, mỗi liều cách 12 giờ.
Hai loại thuốc này có một số ưu điểm sau:
Tác dụng kéo dài hơn hydrocortison.Khả năng ức chế miễn dịch yếu.Thuốc truyền tốt qua nhau thai.Thuốc không tồn tại lâu trong hệ tuần hoàn máu của trẻ, biến mất sau 40 giờ.Thời gian tiêm trưởng thành phổiThuốc tiêm trưởng thành phổi hữu ích nhất nếu được tiêm cho mẹ mang thai từ 24 tuần đến 34 tuần 6 ngày. Nếu mẹ sinh mổ thì thời gian tiêm tốt nhất từ 35 tuần đến 38 tuần 6 ngày của thai kỳ.
Trẻ sinh non là trẻ sinh ra từ tuần 22 đến tuần 37 của thai kỳ. Khi trẻ sinh non, nhiều hệ cơ quan bên trong cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nhất là phổi nên nguy cơ suy hô hấp tiềm ẩn rất lớn. Trong trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm trưởng thành phổi.
Tiêm mũi trưởng thành phổi thường được chỉ định thực hiện từ tuần 28 - 34 của thai kỳ khi mẹ bầu có dấu hiệu dọa sảy thai hoặc có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày. Nếu chưa sinh và vẫn còn nguy cơ sinh non trong tuần tiếp theo thì cân nhắc tiêm lại một đợt khác.
Nhiều bác sĩ khuyến cáo không nên tiêm trưởng thành phổi nhiều hơn 2 đợt tiêm. Nếu thai nhi sau 34 tuần thì không cần thiết phải tiêm trưởng thành phổi, vì thuốc lúc này không còn tác dụng.
Yếu tố quyết định thành công của phương pháp này là thời điểm tiêm trưởng thành phổi. Nếu các mũi tiêm được tiêm hơn 1 tuần trước khi sinh tác dụng của thuốc sẽ bị giảm thiểu.

2Cơ chế hoạt động
Khi mẹ bầu được tiêm mũi trưởng thành phổi, thuốc sẽ đi theo hệ tuần hoàn, chuyển đến trên cơ thể thai nhi qua nhau thai và tác động theo nhiều cách. Cụ thể là:
Làm tăng khả năng giúp phổi em bé chuyển phế bào I thành phế bào II;Làm tăng khả năng tổng hợp và giải phóng surfactant vào phế nang, trong khi khi bình thường chất này chỉ có đủ sau khi thai nhi được 32 tuần tuổi. Surfactant rất cần thiết cho phổi. Nếu không được cung cấp đủ lượng surfactant cần thiết, phổi của trẻ sinh non có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp;Giảm lượng chất lỏng bên trong phổi.Thể tích phổi tăng lên.Nhờ vậy, thuốc tiêm trưởng thành phổi giúp giảm nguy cơ suy hô hấp ở trẻ sinh non.
3Những trường hợp cần tiêm trưởng thành phổi
Theo Bộ Y Tế, những trường hợp như sau cần tiêm trưởng thành phổi:Mẹ bầu có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày khi thai ở giữa tuần 34 và 37 và chưa từng điều trị đợt tiêm trưởng thành phổi nào trước đó.Tuỳ vào nguyện vọng gia đình, tình trạng vỡ ối, số lượng thai mà có thể tiêm cho mẹ bầu ở tuần 23. Một số nghiên cứu cho thấy có thể tiêm trưởng thành phổi cho bà bầu tuần 22.Mẹ bầu dưới 34 tuần có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày nên cân nhắc việc lặp lại điều trị corticosteroid đợt 2 với điều kiện thời gian giữa hai đợt điều trị phải trên 14 ngày. Một đợt điều trị corticosteroid khẩn cấp cách liều trước 7 ngày có thể được chỉ định nếu có triệu chứng lâm sàng.Mẹ bầu cần nhập viện để được bác sĩ điều trị và theo dõi. Thuốc tiêm trưởng thành phổi mang lại hiệu quả tốt nhất khi được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá 1 tuần trước ngày sinh thực tế.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sinh non gồm:
Đau thắt lưng, trì nặng bụng, xuất huyết hoặc có chất nhầy màu hồng ở âm đạoCó sự biến đổi ở cổ tử cung
Đau vùng xương chậu, vỡ ối
Những mẹ bầu có tiền sử sinh non, dị tật tử cung bẩm sinh, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn, u xơ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, viêm đường tiết niệu, đa thai, đa ối, vỡ ối, rỉ ối, thai bị nhiễm khuẩn ối, thai có khuyết tật, thai được thụ tinh trong ống nghiệm...có nguy cơ sinh non cao.
Tuy nhiên có hơn 50% các trường hợp sinh non không xác định được nguyên nhân, vì vậy mẹ bầu cần khám thai định kỳ để bác sĩ theo dõi sức khỏe. Khi có các dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiêm trưởng thành phổi cho thai nhi nếu cần thiết.

4Tác dụng phụ của tiêm trưởng thành phổi
Tác dụng phụ với thai nhiHiện nay, tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ chưa có bằng chứng cho thấy ảnh hưởng tiêu cực đến em bé. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trước đây cho thấy thai nhi bị tiêm nhiều đợt thuốc lặp đi lặp lại có nhiều khả năng bị giảm chiều dài và chu vi vòng đầu của trẻ và cân nặng khi sinh.
Một nghiên cứu độc lập được tiến hành bởi các chuyên gia trường Đại học Oulu, Phần Lan cho thấy có mối liên hệ giữa việc tiêm trưởng thành phổi và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em. Một vài chuyên gia cũng lo ngại việc tiêm trưởng thành phổi liều cao có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ sau này.
Tác dụng phụ với mẹ bầuNhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhưng không phát hiện tác dụng phụ với cơ thể người mẹ ngoài việc bị sưng và đau vị trí tiêm. Một số bà mẹ trải qua nhiều đợt tiêm trưởng thành phổi cảm thấy họ có vấn đề về giấc ngủ hoặc mất ngủ sau sinh.
Tuy nhiên, việc sinh non cũng ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ của mẹ dù không tiêm thuốc trợ phổi. Nên vẫn chưa thể kết luận việc tiêm trưởng thành phổi có liên quan đến rối loạn giấc ngủ hay không.
Xem thêm: Du lịch mũi kê gà bình thuận: top 7 trải nghiệm không thể bỏ lỡ
Mẹ bầu sinh non có thể gặp một số biến chứng:
Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ sau khi tiêm và trở lại bình thường sau 3 ngày.Khi có những dấu hiệu bất thường mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi. Trước khi quyết định tiêm, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu kỹ những ưu, khuyết điểm và biến chứng khi tiêm.
4Đôi lời từ AVAKids
Tiêm trưởng thành phổi là một phương pháp tốt để hỗ trợ mẹ bầu sinh nở thành công. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trưởng thành phổi cho mẹ nếu cần thiết. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về thuốc tiêm trưởng thành phổi và bớt lo lắng về tác dụng phụ của thuốc.
Các bài viết của AVAKids/ Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nếu em bé có nguy cơ sinh ra quá sớm, mẹ nên cần tiêm trưởng thành phổi trước khi sinh. Thuốc tiêm trưởng thành phổi có tác dụng giúp phổi của thai nhi phát triển nhanh chóng hơn. Điều này làm giảm nguy cơ biến chứng sau sinh như: suy hô hấp sơ sinh và làm giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Lê Nam tìm hiểu qua bài viết sau.
Sinh non là khi trẻ được sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Một trong những nguy cơ hay gặp ở trẻ sinh non là suy hô hấp sau sinh do phổi của trẻ chưa phát triển toàn diện. Vì thế, với những người mẹ có nguy cơ sinh non, cần được tiêm trưởng thành phổi trước sinh. Loại thuốc này giúp cho phổi của trẻ phát triển nhanh hơn.
Có rất nhiều nghiên cứu báo cáo về lợi ích và tác hại của phương pháp điều trị này. Vì bản chất thuốc tiêm trưởng thành phổi là thuốc thuộc nhóm steroid. Vì thế phương pháp còn được gọi là điều trị steroid trước sinh.
Nội dung bài viết
Tiêm trưởng thành phổi có thể giúp gì cho trẻ?
1. Phương pháp tiêm trưởng thành phổi là gì?
Tiêm trưởng thành phổi hay còn gọi là tiêm thuốc steroid hoặc corticosteroid – dạng tổng hợp một loại hormone tự nhiên của con người. Khi phụ nữ mang thai được tiêm steroid, thuốc đi đến cơ thể và phổi của bé qua đường máu. Một đợt điều trị steroid trước sinh thường bao gồm hai mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 24 giờ.
Khi được sử dụng từ 24 đến 34 tuần thai kỳ, steroid có thể làm tăng tốc độ phát triển phổi của em bé lên rất nhiều. Kết quả này làm tăng cơ hội sống sót của nhiều trẻ sinh non.
Theo một báo cáo, tổng cộng có đến 30 nghiên cứu với khoảng 7.800 phụ nữ đã trải nghiệm tác dụng của phương pháp điều trị này.1
2 Những lợi ích đã được chứng minh của việc điều trị steroid trước sinh cho trẻ bao gồm:
Làm tăng cơ hội sống sót của trẻ sinh non sau khi được sinh ra.Giảm nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng sau sinh như: Suy hô hấp, chảy máu trong não, viêm ruột hoại tử (NEC).


Tiêm trưởng thành phổi có hiệu quả trong bao lâu?
Corticosteroid sẽ đạt hiệu quả nhiều nhất mẹ sinh con sau 24 giờ đến 1 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, việc điều trị này vẫn có thể có lợi ngay cả khi trẻ được sinh ra trong vòng 24 giờ sau liều đầu tiên.2
Những đối tượng nào nên tiêm trưởng thành phổi trong thai kỳ?
Bạn có thể được khuyên tiêm trưởng thành phổi nếu tăng khả năng sinh con trước 35 tuần của thai kỳ. Các dấu hiệu này bao gồm:2
Mẹ chuyển dạ sớm trước 35 tuần.Mẹ nghi ngờ sẽ sinh non dù tình trạng này vẫn chưa chắc chắn.Xuất huyết âm đạo hoặc ối vỡ non trước 35 tuần.Một số trường hợp trẻ sinh sớm có thể có lợi hơn cho cả mẹ và con. Ví dụ trong trường hợp thai chậm tăng trưởng trong tử cung, mẹ có vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.Mẹ có tiền sản giật nặng.Ngoài ra, nếu mẹ được dự định sinh mổ trước tuần thứ 39 của thai kỳ, bác sỹ có thể cân nhắc dùng corticosteroid để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp cho em bé của bạn.
Trường hợp mẹ có tiểu đường trước mang thai hoặc bị tiểu đường thai kì. Mẹ có thể cần nằm viện để theo dõi vì corticoid sẽ làm tăng đường huyết.
Khi nào thì không cần dùng corticosteroid?
Việc tiêm trưởng thành phổi chỉ dùng trong trường hợp có thể có biến cố xảy ra. Đây được gọi là điều trị dự phòng.
Nếu trước đây bạn đã từng sinh con sớm, đa thai hoặc đã từng có những thủ thuật liên quan đến cổ tử cung thì điều trị dự phòng bằng corticosteroid sớm trong thai kỳ không được khuyến khích. Bởi vì không có bằng chứng cho thấy thuốc này sẽ giúp ích cho em bé của bạn.
Tiêm trưởng thành phổi trước sanh giúp phổi của trẻ sanh non phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, một số trường hợp, ví dụ như sanh quá non, bé vẫn cần được hỗ trợ hô hấp sau sinh. Ngoài ra, trẻ sanh non có thể cần được chăm sóc đặc biệt. Vì thế, nếu mẹ có nguy cơ sinh con non trong quá trình khám thai, cần nên đến các cơ sở Sản phụ khoa uy tín để được tư vấn, quản lý tốt sức khỏe mẹ và bé trước và sau sinh.